Quy trình làm thủ tục nhập khẩu linh kiện máy tính mới nhất

Nhập khẩu linh kiện máy tính vào Việt Nam là một hành trình đầy thách thức với hàng loạt rào cản về thủ tục hải quan, thuế và các quy định kỹ thuật. Nhiều doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường gặp khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu pháp lý phức tạp. Trong bài viết sau, VMT Logistics sẽ cung cấp thông tin về quy trình và thủ tục nhập khẩu linh kiện máy tính mới nhất để giúp doanh nghiệp và cá nhân thực hiện đúng pháp luật, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Quy định về thủ tục nhập khẩu linh kiện máy tính
Việc nhập khẩu phụ kiện máy tính vào Việt Nam được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Các doanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện thủ tục nhập khẩu linh kiện máy tính cần tuân thủ những quy định trong các văn bản sau:
- Thông tư 38/2015/TT-BTC 25/3/2015 và sửa đổi bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 về thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu.
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP 15/05/2018 quy định một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP 02/02/2018 quy định thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
- Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 về dán nhãn hàng hóa.
- Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hải quan.

Nắm rõ quy định nhập khẩu để tránh rủi ro và tiết kiệm thời gian thông quan
Theo quy định hiện hành về thủ tục nhập khẩu linh kiện máy tính , cần lưu ý:
- Chỉ được phép nhập khẩu linh kiện máy tính mới 100%, linh kiện đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu
- Toàn bộ quy trình nhập khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và an toàn thông tin
- Việc xác định chính xác mã HS cho từng loại linh kiện là cần thiết để áp dụng đúng thuế suất xuất nhập khẩu và tránh bị xử phạt
Dán nhãn hàng linh kiện nhập khẩu
Đối với thủ tục nhập khẩu linh kiện máy tính vào Việt Nam, dán nhãn hàng hóa là yêu cầu bắt buộc theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Nhãn phải ghi rõ: tên sản phẩm, thông tin tổ chức/cá nhân chịu trách nhiệm, xuất xứ, thông số kỹ thuật cơ bản (như dung lượng RAM, model CPU), ngày sản xuất, hạn sử dụng và cảnh báo (nếu có). Nhãn phải được gắn trực tiếp trên sản phẩm hoặc bao bì, bằng tiếng Việt (có thể kèm ngôn ngữ khác) và phải hoàn thành trước khi thông quan, hoặc tại kho bảo thuế nếu được phép hải quan. Vi phạm quy định này có thể bị phạt từ 15-30 triệu đồng tùy giá trị lô hàng.
Mã HS linh kiện máy tính nhập khẩu
Việc xác định chính xác mã HS khi thực hiện thủ tục nhập khẩu linh kiện máy tính có ý nghĩa quan trọng, quyết định mức thuế và các quy định kiểm soát hàng hóa. Dưới đây là các mã HS phổ biến áp dụng cho linh kiện máy tính nhập khẩu:

Tra cứu chính xác mã HS giúp tính thuế đúng và tối ưu chi phí nhập khẩu linh kiện
Thuế xuất nhập khẩu linh kiện máy tính
Khi nhập khẩu linh kiện máy tính từ Trung Quốc vào Việt Nam, người nhập khẩu cần nộp hai loại thuế nhập khẩu linh kiện máy tính chính:
- Thuế nhập khẩu = Trị giá tính thuế × Thuế suất
- Trị giá tính thuế suất linh kiện máy tính thường là giá CIF (giá gốc + bảo hiểm + cước vận chuyển)
- Hầu hết linh kiện máy tính được hưởng thuế suất ưu đãi 0% khi nhập từ các nước có hiệp định thương mại với Việt Nam
- Thuế GTGT = (Trị giá tính thuế + Thuế nhập khẩu) × 10%
Lưu ý: Doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu có thể được miễn thuế nhập khẩu và hoàn thuế GTGT theo quy định.
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu linh kiện máy tính chuẩn

Cần thực hiện đúng quy trình thủ tục nhập linh kiện máy tính
Để nhập linh kiện máy tính đúng quy định và thuận lợi trong thông quan, doanh nghiệp cần thực hiện quy trình thủ tục theo các bước sau:
Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu
Bước đầu tiên trong quy trình nhập khẩu linh kiện máy tính là chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết. Người nhập khẩu cần thu thập các chứng từ quan trọng bao gồm: hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), phiếu đóng gói (Packing List), vận đơn (Bill of Lading/Airway Bill), giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) để được hưởng ưu đãi thuế quan, giấy chứng nhận chất lượng hoặc an toàn kỹ thuật (nếu có), và catalog hoặc tài liệu kỹ thuật của sản phẩm. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng từ đầu sẽ giúp quá trình khai báo hải quan diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Xem thêm: Cách nhập hàng Trung Quốc có hóa đơn, chứng từ đầy đủ
Khai báo hải quan
Sau khi có đầy đủ chứng từ, người nhập khẩu tiến hành khai báo hải quan qua hệ thống VNACCS/VCIS. Quá trình này bao gồm đăng nhập hệ thống, khai thông tin chi tiết của tờ khai, xác định chính xác mã HS cho từng linh kiện, khai báo giá trị, số lượng và xuất xứ hàng hóa. Các chứng từ điện tử liên quan cũng được đính kèm trong hệ thống. Khi hoàn tất khai báo, hệ thống sẽ phản hồi lại với số tờ khai và tự động phân luồng kiểm tra đối với lô hàng.

Khai báo hải quan là bước không thể thiếu khi nhập linh kiện mấy tính
Phân luồng và kiểm tra hàng hóa
Dựa trên kết quả đánh giá rủi ro từ hệ thống hải quan, lô hàng sẽ được phân vào một trong ba luồng: luồng xanh (được thông quan ngay, không kiểm tra), luồng vàng (kiểm tra hồ sơ) hoặc luồng đỏ (kiểm tra cả hồ sơ và hàng hóa thực tế). Nếu hàng hóa thuộc luồng vàng hoặc đỏ, người nhập khẩu cần nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai để phục vụ cho công tác kiểm tra và đối chiếu thực tế.
Nộp thuế
Sau khi hệ thống hải quan xác nhận thông tin khai báo hợp lệ, người nhập khẩu phải thực hiện nghĩa vụ tài chính bằng cách nộp các khoản thuế phát sinh. Đối với linh kiện máy tính, thuế nhập khẩu thường là 0%, nhưng vẫn phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) với mức 10%, cùng các khoản phí khác nếu có. Việc nộp thuất suất linh kiện máy tính có thể thực hiện thông qua ngân hàng thương mại hoặc nộp trực tiếp tại kho bạc nhà nước.
Thông quan và nhận hàng
Khi hoàn tất nghĩa vụ thuế và vượt qua kiểm tra hải quan, người nhập khẩu sẽ được cấp Giấy phép thông quan. Với giấy phép này, người nhập khẩu đến cảng hoặc sân bay nơi hàng đến để làm thủ tục nhận hàng. Đây là bước đánh dấu hàng hóa đã được thông quan hợp lệ và chính thức được đưa vào lưu thông trong nước.

Thông quan thành công và nhận hàng nhập khẩu linh kiện máy tính từ Trung Quốc
Hoàn thiện thủ tục sau thông quan
Sau khi nhận hàng, người nhập khẩu cần hoàn tất các công việc sau thông quan để đảm bảo tuân thủ pháp luật. Cụ thể, nếu hàng hóa chưa được dán nhãn theo quy định, cần thực hiện dán nhãn bổ sung. Ngoài ra, hồ sơ nhập khẩu cần được lưu trữ tối thiểu trong vòng 5 năm để phục vụ kiểm tra, thanh tra khi cần thiết. Trường hợp pháp luật có yêu cầu, người nhập khẩu cũng cần thực hiện báo cáo nhập khẩu định kỳ theo quy định của cơ quan quản lý.
Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu máy móc cũ từ Trung Quốc mới nhất
VMT Global hỗ trợ làm thủ tục nhập khẩu linh kiện máy tính từ Trung Quốc
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics và xuất nhập khẩu, VMT Global tự hào là đối tác tin cậy hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc linh kiện máy tính và nhiều quốc gia khác về Việt Nam. Chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói thủ tục nhập khẩu linh kiện máy tính gồm tư vấn mã HS, chuẩn bị hồ sơ, khai báo hải quan, vận chuyển hàng hóa Trung Quốc về tận kho với chi phí cạnh tranh. Đội ngũ chuyên viên được uỷ thác nhập khẩu với chuyên môn sâu, quy trình nhập hàng chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí và an tâm tập trung vào hoạt động kinh doanh chính.
Những lưu ý khi nhập khẩu phụ kiện máy tính về Việt Nam
Khi tiến hành nhập hàng chính ngạch linh kiện máy tính, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
- Hàng hóa cần có xuất xứ rõ ràng, kèm C/O hợp lệ để được ưu đãi thuế quan.
- Đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn điện và EMC.
- Bao bì, đóng gói cần chắc chắn, phù hợp quy định môi trường.
- Nhãn hàng hóa bắt buộc bằng tiếng Việt theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
- Kiểm tra kỹ thuế suất, không phải linh kiện nào cũng được áp dụng 0%.
- Vận chuyển an toàn, tránh hư hỏng vì linh kiện dễ vỡ.
- Lưu trữ hồ sơ nhập khẩu ít nhất 5 năm để phục vụ kiểm tra sau thông quan.

Cẩn trọng trong các khâu để tránh sai sót khi nhập khẩu phụ kiện máy tính
Nhập khẩu linh kiện máy tính là hoạt động kinh doanh tiềm năng nhưng đòi hỏi sự am hiểu sâu về quy trình thủ tục hải quan và các quy định pháp luật liên quan. Với những thông tin được cung cấp trong bài viết này, chúng tôi hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp và cá nhân thực hiện việc nhập khẩu linh kiện máy tính một cách thuận lợi và đúng pháp luật. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về thủ tục nhập khẩu linh kiện máy tính, hãy liên hệ với VMT Global để được tư vấn và hỗ trợ chuyên nghiệp.

Bài viết liên quan