Quy trình nhập khẩu chính ngạch Trung Quốc bằng đường bộ mới nhất

Nhập khẩu chính ngạch hàng Trung Quốc bằng đường bộ là lựa chọn hợp pháp và an toàn, giúp doanh nghiệp đảm bảo nguồn gốc hàng hóa và dễ dàng thông quan khi kiểm tra. Vậy làm thế nào để đảm bảo quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ diễn ra thuận lợi, đúng quy định và tiết kiệm chi phí? Trong bài viết này, Công ty Logistic VMT Global sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình nhập khẩu và vận chuyển đường bộ chính ngạch.
Các hình thức nhập khẩu chính ngạch Trung Quốc bằng đường bộ
Nhập khẩu chính ngạch Trung Quốc bằng đường bộ sẽ có hai hình thức chính vận tải là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác. Mỗi phương thức sẽ có đặc điểm riêng và phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp. Cụ thể:
Nhập hàng trực tiếp bằng đường bộ
Đây là hình thức nhập khẩu mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ làm việc trực tiếp với nhà cung cấp Trung Quốc, tự thực hiện toàn bộ quy trình nhập khẩu, từ đàm phán hợp đồng, vận chuyển, làm thủ tục hải quan đến thanh toán và nhận hàng. Hình thức này yêu cầu doanh nghiệp có đội ngũ giàu kinh nghiệm, đảm bảo thông quan hàng hóa và xử lý các rủi ro phát sinh.

Hình thức nhập hàng trực tiếp bằng đường bộ từ Trung Quốc về Việt Nam
Nhập hàng ủy thác bằng đường bộ
Là hình thức doanh nghiệp ủy thác cho công ty logistics thực hiện toàn bộ quy trình nhập khẩu từ Trung Quốc. Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp thông tin về sản phẩm cần nhập, yêu cầu về chất lượng, số lượng,… và thanh toán chi phí dịch vụ cho công ty ủy thác.
Lúc này, công ty logistics sẽ thay mặt doanh nghiệp thực hiện các khâu như tìm nhà cung cấp, đàm phán, ký hợp đồng, thanh toán, vận chuyển, xử lý thủ tục thông quan và giao hàng tận nơi đến địa chỉ của công ty ở Việt Nam. Hình thức này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu rủi ro trong quá trình nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc.

Nhập hàng ủy thác từ Trung Quốc về Việt Nam bằng đường bộ
Xem thêm: Các hình thức vận tải đa phương thức trong vận chuyển hàng hóa
Bảng giá nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc bằng đường bộ
Đối với kiện hàng dưới 200 kg:
Lộ trình |
Quảng Châu → Hà Nội |
Quảng Châu → HCM |
Quảng Châu → HCM |
Gói cước |
Tiêu chuẩn |
Tiêu chuẩn |
Ưu tiên |
Trên 60kg |
29.000 VNĐ/kg |
35.000 VNĐ/kg |
45.000 VNĐ/kg |
30 – 60kg |
31.000 VNĐ/kg |
37.000đ / kg |
47.000đ / kg |
10 – 30kg |
33.000 VNĐ/kg |
39.000 VNĐ/kg |
49.000 VNĐ/kg |
0.5 – 10kg |
35.000 VNĐ/kg |
41.000 VNĐ/kg |
51.000 VNĐ/kg |
0.2 – 0.5kg |
3.500đ / gram |
4.100đ / gram |
5.100đ / gram |
Đối với kiện hàng từ 200 kg – 800 kg:
Lộ trình |
Quảng Châu → Hà Nội |
Quảng châu → HCM |
Gói cước |
Tiết kiệm |
Tiết kiệm |
200 – 400kg |
21.000 VNĐ/kg |
26.000 VNĐ/kg |
400 – 600kg |
20.000 VNĐ/kg |
25.000 VNĐ/kg |
600 – 800kg |
19.000 VNĐ/kg |
24.000 VNĐ/kg |
Lưu ý: Bảng giá nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ trên chưa bao gồm thuế, phí lưu kho, phí giao hàng và phí kiểm hóa (nếu có). Để nhận báo giá chi tiết và tư vấn lộ trình phù hợp, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến VMT Global qua hotline 1900 2017.
Xem thêm: Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không chi tiết
Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ mới nhất

Quy trình nhập khẩu chính ngạch Trung Quốc bằng đường bộ
Nhập khẩu bằng đường bộ từ Trung Quốc về Việt Nam đòi hỏi quy trình chặt chẽ và tuân thủ đầy đủ thủ tục pháp lý. Để giúp doanh nghiệp vận chuyển Trung – Việt hiệu quả và hạn chế rủi ro, dưới đây là quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ từ Trung Quốc về Việt Nam:
Bước 1: Lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy cho nguồn hàng nhập
Việc chọn được nhà cung cấp Trung Quốc đáng tin cậy là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định đến chất lượng hàng hóa, chi phí và độ an toàn trong quy trình nhập khẩu đường bộ. Để tìm được đối tác nhập hàng phù hợp, doanh nghiệp cần đánh giá qua các tiêu chí sau đây:
- Uy tín và năng lực của đơn vị cung cấp hàng hóa.
- Đánh giá chất lượng sản phẩm qua mẫu thử hoặc các chứng nhận liên quan.
- So sánh mức giá của nhà cung cấp với mặt bằng chung của thị trường.
- Sản phẩm đặc thù, sự ổn định về nguồn hàng và khả năng đáp ứng số lượng lớn.
- Văn hóa kinh doanh và chính sách hỗ trợ trong quá trình giao dịch.
Bước 2: Đàm phán hợp đồng nhập khẩu và thống nhất lịch giao hàng
Khi đã chọn được nhà cung cấp Trung Quốc phù hợp, doanh nghiệp cần tiến hành đàm phán hợp đồng ngoại thương để đảm bảo quyền lợi và giảm thiểu rủi ro trong quá trình nhập khẩu đường bộ. Hợp đồng này là căn cứ pháp lý quan trọng, xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của cả hai bên. Trong hợp đồng, các điều khoản cần được nêu rõ, bao gồm:
- Thông tin hàng hóa: Tên hàng, mã HS, số lượng, quy cách đóng gói, chất lượng,…
- Giá cả và phương thức thanh toán: Giá trị hàng hóa, đơn vị tiền tệ, phương thức thanh toán (L/C, T/T,..), thời hạn thanh toán,….
- Thời gian và địa điểm giao hàng: Lịch giao hàng và các điều kiện giao hàng (FOB, CIF…).
- Trách nhiệm các bên: Phân chia trách nhiệm về đóng gói, vận chuyển, bảo hiểm, thủ tục hải quan,…
- Giải quyết tranh chấp: Phương thức giải quyết tranh chấp (hòa giải, thương lượng, trọng tài,…).
Bước 3: Tiến hành đóng gói, kiểm tra và chuẩn bị hàng hóa để xuất kho
Sau khi ký kết hợp đồng, nhà cung cấp sẽ bắt đầu quá trình đóng gói hàng hóa theo các yêu cầu đã thống nhất. Để đảm bảo hàng hóa nhập khẩu được bảo vệ an toàn trong suốt quá trình vận chuyển, bạn nên yêu cầu người bán cung cấp hình ảnh và thông tin chi tiết về công đoạn đóng gói.
Trước khi xuất khẩu, doanh nghiệp cần kiểm tra lại số lượng, chất lượng và quy cách đóng gói hàng lần nữa để đảm bảo mọi thông tin đều khớp với hợp đồng. Nếu phát hiện bất kỳ sự sai lệch nào, bạn cần thông báo ngay cho nhà cung cấp để giải quyết kịp thời.
Bước 4: Vận chuyển hàng qua biên giới bằng phương thức đường bộ
Sau khi hoàn tất các thủ tục đóng gói và kiểm tra hàng hóa, doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố liên quan đến quá trình vận chuyển qua biên giới.
- Thông tin về hãng vận tải: Xác nhận tên, số liên hệ và website của đơn vị vận chuyển để theo dõi hành trình hàng hóa.
- Lịch trình hàng hóa: Kiểm tra thời gian vận chuyển, số lượng chuyến và điểm chuyển tải (nếu có).
- Xử lý sự cố phát sinh: Đảm bảo đơn vị vận chuyển có chính sách hỗ trợ khi gặp sự cố như hư hỏng hoặc trễ lịch trình.
Bước 5: Thực hiện thanh toán theo hợp đồng đã ký kết
Trước khi giao hàng, hai bên cần thống nhất rõ ràng về phương thức, số lần thanh toán và thời gian thực hiện. Tùy theo thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng, việc thanh toán có thể chia thành 1 – 3 đợt. Để đảm bảo an toàn tài chính, doanh nghiệp thường sử dụng phương thức Thư tín dụng (L/C) với quy trình cơ bản sau:
- Yêu cầu mở L/C: Bên mua làm việc với ngân hàng của mình để phát hành Thư tín dụng theo các điều khoản đã thống nhất trong hợp đồng ngoại thương.
- Ngân hàng cam kết thanh toán: Ngân hàng của bên mua cam kết bảo lãnh thanh toán toàn bộ giá trị lô hàng cho bên bán thông qua ngân hàng đại lý tại nước xuất khẩu.
- Giao hàng và gửi chứng từ: Sau khi nhận được L/C, bên bán sẽ tiến hành giao hàng đúng theo hợp đồng và gửi bộ chứng từ chứng minh việc giao hàng cho ngân hàng phục vụ bên mua.
- Kiểm tra chứng từ và thanh toán: Ngân hàng của bên mua kiểm tra các chứng từ và nếu hợp lệ sẽ tiến hành thanh toán cho bên bán.
Một bộ chứng từ nhập khẩu chính ngạch Trung Quốc bằng đường bộ cơ bản thường bao gồm:
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).
- Vận đơn (Bill of Lading).
- Phiếu đóng gói (Packing List).
- Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract).
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O).
- Các chứng từ khác liên quan (nếu có).
Bước 6: Làm thủ tục thông quan cho hàng nhập khẩu
Thủ tục hải quan là bước bắt buộc trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ, quyết định việc hàng hóa có được phép thông quan và lưu thông hợp pháp tại Việt Nam hay không. Để quá trình xử lý thủ tục nhập khẩu suôn sẻ và nhanh chóng, doanh nghiệp cần thực hiện lần lượt các bước sau đây:
- Khai báo các thông tin nhập khẩu IDA.
- Đăng ký tờ khai IDC và hoàn thiện các thông tin cần thiết.
- Kiểm tra điều kiện liên quan đến hàng hóa trước khi đăng ký tờ khai.
- Thực hiện phân luồng (xanh, vàng, đỏ) và tiến hành thông quan.
- Khai sửa đổi, bổ sung (nếu có yêu cầu).
Để quá trình thông quan diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ gồm:
- Hợp đồng ngoại thương (Commercial Contract).
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).
- Danh sách đóng gói (Packing List).
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O).
- Giấy chứng nhận phân tích (Certificate of Analysis) – đối với hóa chất, dược phẩm.
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) – nếu nhập hàng nông sản.
- Giấy chứng nhận sức khỏe (Health Certificate) – dành cho thực phẩm hoặc sản phẩm liên quan sức khỏe.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale)
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng.
- Giấy công bố chất lượng sản phẩm.
Lưu ý: Đối với hàng hóa đặc thù như máy móc cũ nhập khẩu từ Trung Quốc, doanh nghiệp cần bổ sung các loại giấy tờ đặc thù như giấy chứng nhận kiểm định chất lượng, giấy phép nhập khẩu chuyên ngành,… để đảm bảo thủ tục thông quan đúng quy định.
Bước 7: Tiếp nhận lô hàng nhập tại địa điểm nhận hàng
Nếu thủ tục hải quan hợp lệ và được cấp phép thông quan, doanh nghiệp tiến hành nhận hàng tại địa điểm quy định. Đây là bước cuối cùng trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ, đòi hỏi tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về kiểm tra và giám sát. Để thực hiện thủ tục tiếp nhận hàng hóa, doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ các chứng từ cần thiết cho cơ quan hải quan tại cửa khẩu, cụ thể:
- Đối với hàng hóa container: Sử dụng mẫu số 29/DSCT/GSQL theo Phụ lục V.
- Đối với hàng hóa không container: Sử dụng mẫu số 30/DSHH/GSQL theo Phụ lục V.
- Hoặc nộp Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển cho cơ quan hải quan tại cửa khẩu mà bạn đi qua.
Sau khi kiểm tra và đối chiếu chứng từ, nếu không phát sinh vấn đề, cơ quan hải quan sẽ phê duyệt cho phép hàng hóa rời khỏi khu vực tập kết, hoàn tất quy trình nhập khẩu. Ngoài ra, khi tham gia nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, doanh nghiệp cũng cần nắm rõ và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan, bao gồm:
- Hiệp định song phương giữa Việt Nam và các quốc gia có liên quan.
- Công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa đường bộ (CMR Convention).
- Thể lệ vận tải hàng hóa bằng đường bộ tại Việt Nam.
- Luật Giao thông đường bộ.
- Nghị định 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô.
Các chứng từ cần có trong quá trình nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc bằng đường bộ
Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ lưỡng trong việc tuyển chọn chất lượng hàng hóa mà còn yêu cầu đầy đủ các chứng từ pháp lý. Dưới đây là những chứng từ bạn cần phải có khi muốn nhập khẩu và vận chuyển chính ngạch đường bộ:
Giấy tờ liên quan đến phương tiện vận chuyển

Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ liên quan đến phương tiện vận chuyển hàng hóa
Để đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hóa nhập khẩu chính ngạch Trung Quốc bằng đường bộ diễn ra thuận lợi, đúng quy định pháp luật, doanh nghiệp và đơn vị vận tải cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ liên quan đến phương tiện vận chuyển sau đây:
- Giấy đăng ký xe.
- Giấy lưu hành đối với xe quá khổ, quá tải (nếu có).
- Sổ nhật trình chạy xe đối với xe khách tuyến cố định.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm phương tiện và hàng hóa.
- Phù hiệu xe chạy hợp đồng đối với xe khách hợp đồng.
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có dán tem kiểm định.
Hồ sơ cá nhân của tài xế hoặc người điều khiển phương tiện
Khi tham gia quy trình vận chuyển đường bộ, tài xế hoặc người điều khiển phương tiện cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:
- Giấy phép lái xe phù hợp với loại phương tiện điều khiển.
- Giấy chứng nhận hoàn thành huấn luyện nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa.
Các loại chứng từ bổ sung khác theo yêu cầu

Chủ động chuẩn bị các loại chứng từ để thông quan nhanh chóng
Ngoài bộ hồ sơ chính, doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm các chứng từ sau đây khi vận chuyển hàng nhập khẩu bằng đường bộ:
- Hợp đồng vận chuyển: Văn bản này cam kết quyền và nghĩa vụ giữa bên vận tải và bên thuê vận tải. Nội dung bản hợp đồng cần thể hiện rõ:
- Số lượng hàng hóa.
- Thời gian, địa điểm nhận và trả hàng.
- Hình thức và thời hạn thanh toán.
- Cước phí vận chuyển.
- Quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên.
- Cách thức xếp dỡ, bảo quản, chằng buộc và chèn lót hàng hóa.
- Quy cách, tính chất hàng hóa vận chuyển.
- Biện pháp xử lý sự cố trong quá trình vận chuyển.
- Yêu cầu về quản lý thị trường, kiểm dịch và hải quan.
- Giấy đi đường: Đây là chứng từ cấp cho từng xe, từng chuyến vận chuyển nhằm phục vụ cho thủ tục giao nhận hàng hóa trên phương tiện của đơn vị vận tải. Giấy đi đường thường được dùng để giao việc cho tài xế, hạch toán chi phí vận tải và theo dõi các sự cố phát sinh trong quá trình vận chuyển đường bộ.
- Giấy gửi hàng: Là chứng từ xác nhận việc giao nhận hàng hóa giữa bên vận tải và bên gửi hàng, làm căn cứ chứng minh quá trình giao dịch vận chuyển hàng đã thực hiện.
- Phiếu thu cước: Đây là loại chứng từ phản ánh doanh thu vận tải, xác nhận việc thanh toán cước phí. Phiếu thu cước này được dùng để:
- Hạch toán chi phí vận chuyển.
- Làm căn cứ thu tiền cước và dịch vụ.
- Đối chiếu kết quả vận chuyển và hoàn thành nghĩa vụ vận tải.
VMT Global cung cấp giải pháp nhập khẩu chính ngạch Trung Quốc bằng đường bộ
VMT Global tự hào là đơn vị cung cấp giải pháp nhập khẩu chính ngạch Trung Quốc bằng đường bộ, tối ưu chi phí và thời gian cho hàng ngàn doanh nghiệp Việt Nam với quy trình làm việc nhanh gọn, chuyên nghiệp. Khi sử dụng dịch vụ nhập khẩu chính ngạch Trung Quốc bằng đường bộ của VMT Global, khách hàng sẽ nhận được nhiều quyền lợi như:
- Được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm trong order hộ hàng Trung Quốc hỗ trợ sát sao từ khâu tìm nguồn hàng, trao đổi với nhà cung cấp, thanh toán, thông quan, vận chuyển về nước và xử lý sự cố vận chuyển nhanh chóng (nếu có).
- Đáp ứng mọi nhu cầu lưu trữ hàng hóa chính ngạch với số lượng lớn nhờ sở hữu hệ thống kho hàng lớn tại Trung Quốc và Việt Nam.
- Hỗ trợ đóng gói hàng hóa đúng quy cách đảm bảo chất lượng hàng trong suốt quá trình vận chuyển.
- Cam kết mua đúng loại hàng hóa, đúng mẫu mã, thông số kỹ thuật theo yêu cầu.
- Chính sách bảo hiểm rõ ràng, cam kết đền bù 100% giá trị hàng hóa nếu có sự cố.
- Bảo mật tuyệt đối thông tin khách hàng.
- Giao hàng đúng thời hạn, bàn giao đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo đúng quy định và thỏa thuận.
VMT Global cam kết giúp quý doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ, tiết kiệm chi phí, kiểm soát chặt chẽ và an tâm trong từng công đoạn. Liên hệ ngay với VMT Global để được tư vấn phương án vận chuyển đường bộ phù hợp với doanh nghiệp và nhận báo giá chi tiết.
Những lưu ý khi nhập khẩu hàng hóa Trung – Việt bằng đường bộ
Để quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ từ Trung Quốc về Việt Nam diễn ra suôn sẻ và thuận lợi, bạn cần chú ý các điều quan trọng sau đây:
- Lập kế hoạch thời gian nhận hàng rõ ràng và xác định mốc thời gian chấp nhận trễ hạn.
- Thỏa thuận rõ ràng với đơn vị vận chuyển về chính sách bồi thường trong trường hợp hàng hóa bị mất hoặc hư hỏng.
- Lưu trữ thông tin chi tiết về đơn vị vận chuyển, địa chỉ liên hệ và các kênh theo dõi đơn hàng. Đồng thời, theo dõi thường xuyên tình trạng vận chuyển để nắm rõ tiến độ và sắp xếp kho lưu trữ hàng hợp lý.
- Xác minh phương thức vận chuyển của hàng hóa (vận chuyển trực tiếp hay qua trung chuyển) để dự đoán thời gian hàng về và có phương án xử lý sự cố kịp thời.

Những lưu ý cần nắm để quy trình nhập khẩu hàng hóa Trung – Việt đường bộ thuận lợi
Các loại xe chở hàng khi nhập khẩu bằng đường bộ
Thông thường, các phương tiện vận chuyển hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ chủ yếu di chuyển trên các tuyến quốc lộ, liên tỉnh,… và được phân loại theo đặc điểm của hàng hóa cũng như yêu cầu vận chuyển. Dưới đây là 4 loại xe phổ biến nhất được chuyên dụng để vận chuyển đường bộ:
- Xe container: Dùng để vận chuyển hàng hóa nặng và cồng kềnh như thép cuộn, thép thanh, thép bó hoặc các mặt hàng không thể vận chuyển bằng xe sàn.
- Xe tải: Phù hợp cho các loại hàng hóa có tải trọng từ 0,5 – 11 tấn và thường sử dụng xe tải có thùng, hở mái hoặc kín tùy theo loại hàng và yêu cầu vận chuyển.
- Xe bồn: Là loại phương tiện chuyên chở hàng hóa dạng lỏng hoặc hóa lỏng như xăng dầu, ga, hóa chất,…
- Xe fooc: Là lựa chọn cho những hàng hóa có kích thước vượt quá tiêu chuẩn của xe container hoặc xe tải, đặc biệt trong các công trình hoặc dự án cần vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng.

Các loại xe chuyên dụng dùng để nhập khẩu bằng đường bộ
Trên đây là những thông tin quan trọng về quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ từ Trung Quốc về Việt Nam mà VMT Global đã tổng hợp. Hy vọng bài viết đã giúp bạn nắm rõ các bước nhập khẩu đường bộ cơ bản để có sự chuẩn bị và dự trù phương án nhập hàng tối ưu. Nếu bạn cần hỗ trợ nhập khẩu chính ngạch bằng đường bộ nhanh chóng, chuyên nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ đến VMT Global để được tư vấn chi tiết và đảm bảo an toàn, thông quan thuận lợi trong từng lô hàng.
Bài viết liên quan